Bảo vệ cầu Long Biên bằng cách biến cây cầu này thành di tích đặc biệt để không ai có thể xâm phạm cây cầu lịch sử này. Cầu Long Biên phải vừa là di tích, nhưng cũng phải hòa vào dòng phát triển của đô thị… đó là một trong nhiều ý kiến của các chuyên gia tại cuộc tọa đàm "Bảo tồn cầu Long Biên trong phát triển đô thị” do Trường Đại học Phương Đông tổ chức chiều qua (25-2) tại Hà Nội.
![]() Ảnh: Hoàng Long Phải có ứng xử đặc biệt
Phát biểu với tư cách là người dân Thủ đô có tình cảm đặc biệt với cây cầu lịch sử, PGS-TS Nguyễn Hồng Thục, trường Đại học Phương Đông cho rằng: Cầu Long Biên là hiện thân cho sự khởi động của một đô thị hiện đại. Giai đoạn trước đó, vì chưa có cây cầu nào nên mọi sự vận chuyển hàng hóa về Hà Nội rất vất vả. Cây cầu còn là biểu tượng của những người cần lao bởi ngày ngày người lao động, tiểu thương, nông dân chở thực phẩm qua cây cầu này vào phố. Hình ảnh cây câu bị thương (4 nhịp cầu đổ gục) trong chiến tranh nhưng không "chết” như các cây cầu khác và trường tồn với lịch sử, chứng tỏ đây là cây cầu có số phận kỳ lạ, đặc biệt. Chúng ta phải bảo vệ cầu bằng mọi giá. Tuy nhiên tôi thấy, việc Bộ Giao thông Vận tải đưa ra 3 phương án bảo tồn cầu rất có vấn đề, tất cả các phương án này đều đè lên tim cầu như muốn "bức tử” cây cầu. Có nên lợi dụng vị trí cầu hiện nay cho đường sắt đô thị? Ứng xử như vậy là không công bằng với một di tích được coi là biểu tượng của Hà Nội, PGS Trần Hùng - Trường Đại học Phương Đông bức xúc nói. Đồng quan điểm, PGS Tôn Đại cho rằng, Hà Nội không thiếu chỗ để xây cầu nhưng Hà Nội không thể thiếu cầu Long Biên. Còn Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính cho biết, cầu Long Biên dù là do người Pháp xây dựng nhưng đã được Hà Nội hóa nó giống như thân phận một con người có sự chịu đựng, nhẫn nại, kiên trì, chắp vá, cũ kỹ nhưng rất đỗi thân thương. Phải có ứng sử hết sức đặc biệt với cây cầu chứng nhân lịch sử này. ![]() "Phong hàm” di sản để giữ cầu Theo Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Hà Nội Đào Ngọc Nghiêm, đã là người Hà Nội ai cũng ý thức được tầm quan trọng của cầu Long Biên, nó có quá nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, là biểu tượng, thế nhưng chẳng ai tự đặt lại câu hỏi rằng tại sao cây cầu này chưa được công nhận là di sản? Vì ta nói ít hay nhà quản lý không có tâm? Tôi cho rằng, nút thắt của nó là chúng ta chưa quảng bá hết giá trị của cây cầu! Phản bác lại những ý kiến áp đặt rằng Hà Nội chỉ đưa ra 3 phương án "phá dỡ cầu” ông Nghiêm cho rằng Hà Nội không đặt ra đề bài khác không phụ thuộc hoàn toàn vào 3 phương án này. Vấn đề được đặt ra ở đây là sẽ tôn tạo cây cầu Long Biên thế nào và xây dựng cầu mới ở đâu, cách cây cầu cũ 30 hay 186m? Bên cạnh bảo tồn thì cần làm gì, đi bộ, bán hàng, thực hiện thêm chức năng giao thông hay không? GS Nguyễn Việt Châu đề xuất, cần nhanh chóng lập hồ sơ công nhận cây cầu là di sản quốc gia. Điều này sẽ bắt buộc người làm phương án ứng xử với cây cầu phải tuân thủ Luật Di sản. Dù đưa ra đề xuất biến cầu thành di sản nhưng ông Châu đề nghị saukhi bảo tồn rồi cây cầu phải hòa nhập cuộc sống đương đại chứ không thể tồn tại như một đống sắt rỉ. ![]() Biến cầu Long Biên thành điểm đến du lịch Không đồng tình phương án "phong hàm” di sản cho cầu Long Biên, kiến trúc sư Nguyễn Nga, người tổ chức 2 fetival tại cầu Long Biên cho rằng, không nên biến cầu thành di sản. Nếu biến thành di sản không thể giải được bài toán kinh tế. Thực tế đã chứng minh nhiều di sản sau khi được xếp hạng đã bị người dân trả lại di tích vì không phát huy được di sản. Vì vậy, cần biến cây cầu thành điểm đến du lịch lịch sử thu hút du khách thăm quan. Tôi đã đề xuất với Hà Nội xin bảo tồn cầu Long Biên với số tiền 2.500 tỷ mà không làm biến dạng cây cầu. Khá đồng tình với phương án này, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính cũng đề nghị, nên bảo tồn theo hướng biến nơi đây thành khu du lịch, thưởng ngoạn để bảo tồn cây cầu. Nguyên Khánh |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét